Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Nghệ thuật chần vải sử dụng trong chăn ga gối đệm

Việc chần vải, tức là may ghép các tấm vải vụn lại thành một tấm vải hay 1 bộ chăn ga gối đệm lớn, bắt nguồn từ việc những người dân di cư đến Mỹ gặp khó khăn trong việc chuyên chở vải vóc, vốn dày và nặng, nên họ nghĩ đến việc giữ lại các tấm vải may thừa và ghép chúng lại. Công việc này thường do các bà nội trợ đảm nhiệm, và có thể do một người hoặc một nhóm người cùng tham gia chần các tấm vải lớn. Các tấm vải chần thường được sử dụng làm chăn ga gối đệm và đôi khi dùng làm vải treo tường để chống cái lạnh vào mùa đông. Trong nội chiến Bắc Nam, người ta ước tính là có khoảng 250,000 tấm chăn chần đã được các bà nội trợ làm ra để gửi cho những người lính ở chiến trường, vốn rất cần các tấm chăn thật dày và ấm.


Giai đoạn nửa sau thế kỉ 19, với sự phát triển của ngành dệt, người phụ nữ không phải kéo sợi và dệt vải nữa nên có nhiều thời gian hơn để sáng tạo với các tấm vải vụn. Và nghệ thuật chần vải ở Mỹ phát triển mạnh từ đó. Cùng với thời gian, chần vải đã phát triển thành một nghệ thuật dành riêng cho người phụ nữ và là một phương thức mà nhiều phụ nữ Mỹ lựa chọn để thể hiện tài khâu vá, sự sáng tạo, tình yêu, hi vọng, giấc mơ và cả quan điểm cá nhân trong các vấn đề xã hội, chính trị và cộng đồng. Các tác phẩm vải chần được dùng để gây quỹ, hoặc trong lịch sử được dùng để thể hiện quan điểm của người phụ nữ khi họ còn chưa có quyền tham gia bầu cử hay các diễn đàn công cộng.


Thế kỉ 20 được cho là thế kỉ của nghệ thuật chần vải ở Mỹ, khi các tấm vải chần đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật thực sự, thể hiện bàn tay khéo léo, tỉ mỉ cùng với sức sáng tạo tuyệt vời của những người nghệ nhân. Một tấm vải chần công phu có thể mất cả tháng hoặc một năm để hoàn thành. Về phong cách thì rất đa dạng, người ta có thể thêu hoa, thêu tên trên các tấm vải, tấm chan ga goi dem trải giường hoặc tạo thành một bức tranh tả cảnh đồng quê, con người, hoặc chỉ đơn giản ghép các tấm vải nhiều màu sắc hoặc cùng tông màu với nhau lại tạo nên một ấn tượng trực quan. Ví dụ với các tác phẩm của Zarate, bà tạo hình khối bằng cách lót đệm vào giữa tấm vải, và hình người nông dân, hình con bò, con cá, cái xe, quả bí ngô…trở nên rất sống động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét